Chuyến đi thực tế tham quan Di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới Tràng An của Đoàn cán bộ, giảng viên và học viên cao học K3
Đồng hành cùng học viên trong chuyến đi còn có PGS.TS. Đào Văn Đông – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Trần Thanh An – Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học; TS. Lương Công Lý – Trưởng khoa Lý luận chính trị; TS. Hoàng Thị Hồng Lê – Trưởng khoa Kinh tế vận tải và các cán bộ, giảng viên Nhà trường.Với sự chuẩn bị chu đáo, hành trình về với Tràng An của Đoàn tại các cơ sở đào tạo của Trường được khởi hành từ rất sớm. Khoảng 8h sáng toàn Đoàn đã tập trung ở bến thuyền Tràng An, lên thuyền và tham quan các điểm theo hành trình. Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm trên địa bàn 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và một phần thành phố Ninh Bình. Đây là quần thể núi đá, hang động có diện tích khoảng hơn 1.000 ha, với 31 thung nước, 48 hang động có tổng chiều dài khoảng 20km. Dòng Sào Khê uốn lượn dưới chân những dãy núi đá vôi, quanh các rừng nguyên sinh và rừng lau, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Đền Trình
Hang đầu tiên mà Đoàn tới sau khi qua Đền Trình là hang Địa Linh. Hang dài hơn 1.500m, thông sang thung lũng đền Trần. Hang có nhiều lối rẽ và hiện mới chỉ được khai thác một phần. Vào sâu trong hang, người ta thấy có những chỗ rộng, bằng phẳng nhưng có những nơi rất hẹp, bề ngang chỉ chừng 3m.
Hang Địa Linh
Qua khỏi hang Địa Linh, du khách tiếp tục tới hang Tối. Trong hang rất tối, phải mang theo đèn pin mới xem được hang. Hang dài 315m, trong hang có rất nhiều nhũ đá với các hình thù khác nhau. Nhiệt độ trong hang này thường cao hơn ngoài 2-3 độ C, vì giữa lòng hang có một mạch nước nóng…
Tiếp theo hang Tối, khách thăm hang Sáng. Hang này ngắn, chỉ chừng 100m, do vậy trong hang luôn nhận được ánh sáng từ hai cửa hang tràn vào.
Hang Sáng
Hang Nấu Rượu nguyên bản có những nhũ đá rất đẹp. Do cửa hang quá chật, muốn qua hang để sang đền Trần, người ta phải làm cho cửa hang rộng ra nên cũng phần nào làm mất cảnh quan
Tiếp theo hành trình Đoàn đến hang Nấu Rượu. Trong hang có một giếng nước sâu khoảng 15m, nước rất trong và mát. Tương truyền, tiền nhân xưa đã phát hiện ra giếng nước và dùng nước này để nấu rượu, hang có tên từ đó. Trong quá trình nạo vét hang, người ta tìm được rất nhiều hũ, vại, vò và các dụng cụ dùng trong quá trình nấu rượu.
Hang Nấu Rượu
Tiếp theo, du khách sẽ thăm hang Sính, hang Si, hang Ba Giọt, hang Seo và hang Sơn Dương. Các hang này có độ dài trung bình từ 100m đến 250m. Nhũ đá trong các hang phần nhiều có mầu trắng muốt hay xanh ngọc. Tài liệu địa chất cho rằng vùng núi đá vôi này có nhiều oxít silic – khiến nhũ đá “mọc” chậm nhưng lại tạo ra vẻ óng ánh.
Sau khi từ hang Sơn Dương ra, Đoàn lên tham quan và thắp hương tại Phủ Khống.
Phủ Khống nằm trên một dải đất hẹp, lưng tựa vào hang Khống, bên phải là dãy núi đá dựng đứng, trước mặt là thung nước mênh mông. Với địa thế đó, nơi này trước kia được vua Đinh chọn làm căn cứ quân sự, trấn giữ phía nam kinh thành Hoa Lư.
Cây thị ngàn tuổi này có bộ rễ không lồ, hàng năm cho rất nhiều quả. Đặc biệt quả thị mang 2 hình dáng khác nhau: quả to tròn có hạt và quả dẹp không hạt. Quả dẹp luôn được dùng để dâng cúng trên bàn thờ 7 vị quan vì tươi và thơm rất lâu…Tương truyền, khi Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị trung thần lo việc tang. Họ đúc 100 quan tài đồng và mang đi chôn cất. Sau đó họ cùng nhau tuẫn tiết bằng rượu độc, mang theo bí mật về 100 chiếc quan tài để mãi sau không ai có thể biết đâu là mộ thật của vua Đinh. Có một vị Đinh công tiết chế trấn giữ Nam thành thương tiếc 7 vị trung quân, đã trồng 1 cây thị để tưởng nhớ.
Cây thị ngàn năm
Kiến trúc Đền Trần theo kiểu chữ nhị, gồm hai tòa liền nhau. Tòa ngoài (Tiền bái) gồm 3 gian, 2 dĩ. Mái tòa tiền bái cuốn vòm bằng bê tông, nhưng bên trong lại dùng các phiến đá xanh để lát trần. Tòa tiền bái có hai hàng cột đá, hàng cột thứ nhất gồm 4 cột làm bằng đá xanh nguyên khối, kích thước 20×16 cm, cao 1,47m. Mặt ngoài của cột chạm lộng và chạm thông phong đề tài độc long, mây, sóng nước, cá chép hóa long, sư tử và hoa cách điệu… Tòa Hậu cung có ban thờ bằng đá xanh nguyên khối tam cấp. Bên trên có hai long cung, bên trong long cung có tượng Quý Minh Đại Vương và phu nhân của ngài. Nét chạm khắc ở Đền Trần rất tinh xảo, bay bổng và có tính thẩm mỹ cao.
Đoàn kính cẩn nghiêng mình thắp hương trước Đền Trần
Sau khi chụp ảnh lưu niệm tại Bến thuyền Tràng An đoàn tiếp tục hành trình về TP. Ninh Bình. Tại đây, Đoàn tổ chức tiệc liên hoan giao lưu đầm ấm, vui vẻ và ý nghĩa. Đến 16h cùng ngày toàn Đoàn lên xe về, kết thúc chuyến tham quan bổ ích, ý nghĩa và thiết thực.
Một số hình ảnh về chuyến tham quan: