Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành CNKT xây dựng đường ô tô (mã số: 8580205)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Kèm theo Quyết định số 2706/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải)

Tên chương trình: Công nghệ kỹ thuật xây dựng đường ô tô

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Ngành đào tạo:     Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Mã ngành:            8580205  

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông theo định hướng ứng dụng giúp cho học viên nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

1.2Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức:

Giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành;

Có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông;

Có tư duy phản biện, có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ;

Có trình độ ngoại ngữ, tin học để ứng dụng các phần mềm hiện đại  phục vụ  nghiên cứu, tính toán, tối ưu các giải pháp thiết kế, nâng cao chất lượng xây dựng và khai thác công trình giao thông;

Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.

1.2.2. Về kỹ năng:

Có khả năng sáng tạo, nhanh chóng giải quyết được các công việc phức tạp không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật thuộc lĩnh vực xây dựng công trình giao thông;

Có kỹ năng độc lập hoặc phối hợp với các chuyên gia để nghiên cứu, ứng dụng, đề xuất, triển khai và thực hiện các vấn đề khoa học, công nghệ mới;

Sử dụng thành thạo công cụ máy tính, phần mềm chuyên dụng phục vụ nghiên cứu;

Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

1.3.  Vị trí, công việc có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:

Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ trình độ, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ:

– Là cán bộ khoa học chủ chốt trong công tác quản lý, phụ trách kỹ thuật và công nghệ tại các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước;

– Chủ trì, tham gia các đề tài, dự án KHCN, các nhóm thiết kế, chế tạo và khai thác liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông;

– Nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại các học viện, trường đại học, cao đẳng.

2. Thời gian đào tạo

– Hình thức đào tạo tập trung: thời gian đào tạo là 1,5 năm.

– Hình thức đào tạo không tập trung: thời gian đào tạo là 2 năm (nhưng tổng thời gian tập trung để hoàn thành chương trình không được vượt quá 1,5 năm).

3. Tên văn bằng

– Tên tiếng Việt: Bằng Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

– Tên tiếng Anh: The Degree of Master in Transport construction engineering

4. Khối lượng kiến thức toàn khoá

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 48 tín chỉ.

Khối lượng tín chỉ phân bổ cho các khối kiến thức được trình bày ở bảng sau:

STT Khối lượng kiến thức Bắt buộc Tự chọn Tổng
1 Các học phần chung 5 5
2 Các học phần cơ sở ngành 12 8 20
3 Các học phần chuyên ngành 8 6 14
4 Luận văn tốt nghiệp 9 9
Tổng cộng 34 14 48

5. Đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được các điều kiện sau:

5.1. Về văn bằng

a. Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành đúng, chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ không phải học bổ sung kiến thức trước khi thi tuyển.

b. Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ phải học bổ sung kiến thức trước khi thi tuyển.

5.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn và loại tốt nghiệp

Những đối tượng hoàn thành chương trình đào tạo đại học chuyên ngành đúng, chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ được phép dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

6. Điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp

*  Điều kiện nhập học: Theo quy chế tuyển sinh thạc sĩ hiện hành.

*  Điều kiện tốt nghiệp:

– Hoàn thành chương trình đào tạo với điểm trung bình chung các học phần đạt từ 5.5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C trở lên (theo thang điểm chữ) trong thời gian quy định;

– Bảo vệ luận văn đạt điểm từ 5,5/10 trở lên;

– Đạt được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Chấp hành đúng các quy chế, qui định do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã ban hành.

7. Thang điểm

* Thang điểm 10: Được sử dụng cho các điểm thành phần của một học phần. Các bảng ghi điểm thành phần (điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi cuối kỳ, điểm thí nghiệm, điểm chuyên đề…) sử dụng thang điểm 10.

* Thang điểm 4: Là thang điểm chính thức, trong đó điểm chữ (A, B+, B, C+, C, D+, D, F) được sử dụng cho điểm tổng kết học phần quy đổi thừ thang điểm 10, điểm số (4-0) được sử dụng cho tính điểm trung bình học kỳ và trung bình tích luỹ.

Điểm tốt nghiệp là điểm trung bình chung tích luỹ các học phần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *